Ngày nay, khi công nghệ số đang ngày càng được phát triển thì các chiêu trò lừa đảo trên mạng đang diễn ra ngày càng tinh vi và lan rộng. Tuỳ vào từng mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà người thực hiện những hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về lừa đảo trên mạng bị xử phạt như thế nào nhé!
Xử phạt hành chính hành vi lừa đảo trên mạng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
Trách nhiệm hình sự với hành vi lừa đảo trên mạng
Căn cứ theo Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi tại Điều 2 Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ Luật hình sự;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người bị lừa đảo trên mạng cần làm gì?
Như đã được đề cập ở đầu bài viết, đó là việc ngày nay thời đại công nghệ số đang ngày càng phát triển. Điều này, đã làm phát sinh thêm nhiều vấn đề về mạng xã hội. Các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, khó nhận biết được đang ngày càng phổ biến và lan rộng trên các phương tiện internet, mạng xã hội,… Vì thế, khi biết mình là một trong những nạn nhân của các thủ đoạn này, người bị lừa đảo có thể tố giác hành vi lừa đảo đến có quan có thẩm quyền để xử lý.
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nạn nhân cần làm đơn tố giác gửi đến cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Hồ sơ tố giác tội phạm bao gồm những giấy tờ cụ thể sau:
- Đơn trình báo công an;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);
- Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
- Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).
Căn cứ theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
- Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Bên cạnh việc trình báo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền thì nạn nhân còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo với cơ quan Công an qua đường dây nóng sau:
- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 – Cục Cảnh sát hình sự;
- Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 069.3336310 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.
Hy vọng qua bài viết trên của Vinaser sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về lừa đảo trên mạng và hình thức xử lý hành vi này. Nếu còn có thắc mắc nào khác bạn có thể để lại phản hồi dưới bình luận để được chúng tôi tư vấn.
Xem thêm: Mức xử phạt đối với hành vi hủy hoại tài sản của người khác
Tin mới nhất
Cấp giấy phép kinh doanh vận tải Ô tô mới 2024
Dịch vụ cấp phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Trung Quốc
[Mới nhất] Phân luồng giao thông trong thời gian lễ Quốc Tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Lớp cấp chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải mới 2024
Quy định về cấp chứng chỉ người điều hành vận tải mới nhất 2024
Các tuyến đường cấm ô tô ở Hà Nội cập nhật mới nhất 2024
Dịch vụ xin cấp giấy phép liên vận Việt Lào uy tín – nhanh chóng
Hướng dẫn Dịch vụ cấp giấy phép liên vận Việt – Campuchia
Xe và đánh giá