Hướng dẫn Dịch vụ cấp giấy phép liên vận Việt – Campuchia

5/5 - (1 bình chọn)

Việt Nam – Campuchia là 2 nước láng giềng khá thân thiết. Và vì thế đã từ lâu nhu cầu đi du lịch, công việc giữa 2 nước cũng từ đó đã tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, để được lưu thông qua lại giữa hai nước bằng xe ô tô thì bắt buộc chúng ta phải có Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia. Vậy làm thế nào để được cấp Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia? bao gồm những điều kiện, thủ tục gì? Theo dõi bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé!

Xem thêm: Dịch vụ xin cấp giấy phép liên vận Việt Lào

Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia là gì?

Giấy phép liên vận Campuchia là loại giấy phép được cấp cho xe thương mại và xe phi thương mại khi hoạt động kinh doanh vận tại sang nước Campuchia. Giấy phép liên vận Campuchia là điều kiện bắt buộc đối với cá nhân muốn kinh doanh vận tải hành khách hoặc hàng hóa sang Campuchia bắt buộc phải xin giấy phép liên vận theo quy định của pháp luật.

Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia
Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia

Để được cấp giấy phép liên vận cần phải đạt một số điều kiện và làm thủ tục chính xác mới được cơ quan có thẩm quyền cấp. Với những ai chưa quen với việc xin cấp giấy phép thì công việc này trở nên khá phức tạp và rối rắm.

Vinaser là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ làm giấy phép liên vận Campuchia. Với bề dày kinh nghiệm cùng các mối quan hệ sâu rộng, đơn vị chúng tôi tự tin khẳng định là đơn vị hàng đầu trong cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép bưu chính vận tải cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Điều kiện được cấp giấy phép liên vận Việt – Cam

Đối với phương tiện thương mại

Theo quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BGTVT phương tiện thương mại bao gồm:

  • Xe vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch: có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái xe);
  • Xe taxi: có 05 chỗ ngồi (kể cả người lái xe);
  • Xe vận tải hàng hóa: xe tải, xe đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc đi theo đầu kéo. Xe tải hoặc xe đầu kéo nối với rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được tính là một xe.

Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Campuchia để đi lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày, có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp nhưng không quá thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Campuchia.

Xem thêm: Dịch vụ xin cấp chứng chỉ hành nghề người điều hành vận tải

Phương tiện phi thương mại không quá 09 chỗ ngồi

Xe công vụ thuộc quyền sử dụng của các cơ quan, tổ chức gồm:

Xe của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;

Xe của các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Việt Nam;

Xe của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương và địa phương;

b) Xe do người ngoại quốc tự lái: phương tiện sử dụng bởi người có hộ chiếu của nước thứ ba cấp (hộ chiếu không phải của Việt Nam hoặc Campuchia);

c) Xe cứu hỏa, xe cứu thương.

4. Phương tiện thương mại phải được gắn thiết bị giám sát hành trình, có niên hạn sử dụng và có phù hiệu, biển hiệu theo quy định hiện hành.

5. Phương tiện khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phải chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu theo quy định pháp luật của mỗi Bên ký kết.

Điều kiện được cấp giấy phép liên vận Việt - Cam
Điều kiện được cấp giấy phép liên vận Việt – Cam

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép liên vận Campuchia

Khi xin giấy phép liên vận thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy là Tổng Cục đường bộ Việt Nam cấp cho các phương tiện sau:

Xe công vụ thuộc quyền sử dụng của các cơ quan, tổ chức gồm:

  • Xe của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ; thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ;
  • Xe của các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hà Nội;
  • Xe của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương.
  • Phương tiện thương mại gồm xe vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký xe máy chuyên dùng uy tín, nhanh chóng

Thời hạn tiếp nhận và xử lý hồ sơ cấp Giấy phép liên vận

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phép cấp Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia. Trường hợp từ chối cấp phải có văn bản trả lời và nêu dõ lý do.

Thời hạn sử dụng giấy phép liên vận Việt Nam- Campuchia

Đối với Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Campuchia để đi lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày, có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp nhưng không quá thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Campuchia.

Còn đối với Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia cấp cho phương tiện phi thương mại đi lại một lần và có thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày cấp.

Vinaser – Đơn vị cấp giấy phép liên vận Việt – Cam uy tín, chất lượng

  • Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin giấy phép liên vận nắm rõ các yêu cầu mới nhất của nhà nước đưa ra để mang đến cho khách hàng chất lượng tốt nhất.
  • Đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm về mặt pháp lý để hoàn thiện những thủ tục cần thiết và bắt buộc khi xin giấy phép. Chúng tôi đảm bảo hoàn thành thủ tục sớm nhất, đúng và đủ để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện và nhận về giấy phép có hiệu lực.
  • Vinaser có mối quan hệ thân thiết với các cơ quan nhà nước và không chỉ luôn giữ vững được mối quan hệ này mà còn phát triển bền vững để đảm bảo thủ tục xin cấp giấy phép là nhanh nhất, chi phí là thấp nhất để phục vụ các nhu cầu hiện nay về kinh doanh vận tải.
  • Quá trình xin giấy phép liên vận diễn ra nhanh chóng, chúng tôi đã được nhiều khách hàng đánh giá cao và nhận được nhiều sự tin tưởng, ựa chọn của không ít các đơn vị kinh doanh vận tải hiện nay.

Thủ tục xin cấp giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia

Các bước làm thủ tục xin cấp giấy phép liên vận Việt – Cam:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Quý khách hàng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp. Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đối với phương tiện thương mại:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia (theo mẫu);

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

Bản sao văn bản chấp thuận khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe khách ở Việt Nam và bến xe khách hoặc nơi đón trả khách ở Campuchia (đối với phương tiện kinh doanh tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam và Campuchia).

Thủ tục xin cấp giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia
Thủ tục xin cấp giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia

Đối với phương tiện phi thương mại:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia (theo mẫu);

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy đăng ký phương tiện, trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo hợp đồng của tổ chức, cá nhân với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật;

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền (trừ xe do người ngoại quốc tự lái).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở giao thông vận tải tùy theo từng trường hợp:

Trường hợp nộp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Là xe công vụ thuộc quyền sử dụng của các cơ quan, tổ chức bao gồm:

Xe của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ; thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ;

Xe của các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hà Nội;

Xe của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương.

Trường hợp nộp tại Sở Giao Thông Vận Tải: Đối với các phương tiện phi thương mại của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng còn lại đóng trên địa bàn địa phương.

Bước 3: Nhận kết quả

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại trụ sở Cơ quan cấp giấy phép (nơi nộp hồ sơ). Ngày đi lấy kết quả được căn cứ vào ngày hẹn trân Giấy biên nhận.

Liên hệ để được tư vấn chi tiết DỊCH VỤ CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN QUỐC TẾ VIỆT NAM – CAMPUCHIA

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.