Mức xử phạt đối với hành vi hủy hoại tài sản của người khác

Rate this post

Với những người có hành vi gây thiệt hại hoặc hủy hoại tài sản của người khác sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt hành chính với hành vi hủy hoại tài sản của người khác

Xem thêm: Mức xử phạt lỗi không thắt dây an toàn mới nhất 

Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác sẽ bị phạt hành chính theo quy định sau đây:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

+ Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

+ Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

+ Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

+ Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;

+ Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

+ Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

+ Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

+ Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

+ Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tùy trường hợp theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP;

+ Trục xuất nếu người gây thiệt hại cho tài sản của người khác theo quy định nêu trên là người nước ngoài.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Ngoài các mức phạt nêu trên, người có hành vi gây thiệt hại tài sản người khác tùy theo trường hợp có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

– Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Phạt hành chính với hành vi hủy hoại tài sản của người khác
Phạt hành chính với hành vi hủy hoại tài sản của người khác

Người hủy hoại tài sản của người khác có thể bị truy cứu TNHS

Căn cứ Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), mức phạt đối với Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác quy định thành 4 khung hình phạt như sau:

– Khung 1:

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

+ Tài sản là di vật, cổ vật.

– Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tài sản là bảo vật quốc gia;

+ Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

+ Để che giấu tội phạm khác;

+ Vì lý do công vụ của người bị hại;

+ Tái phạm nguy hiểm,

– Khung 3: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

– Khung 4: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý phá hoại tài sản của người khác có thể bị phạt tối đa lên đến 20 năm tù giam.

Người hủy hoại tài sản của người khác có thể bị truy cứu TNHS
Người hủy hoại tài sản của người khác có thể bị truy cứu TNHS

Trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại tài sản của người khác

Xem thêm: Tội vu khống bịa đặt là gì? Xử lý thế nào?

Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 người có hành vi xâm phạm về tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Đồng thời, Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Theo đó, trong trường hợp người nào cố tình gây thiệt hại, hủy hoại tài sản của người khác, ngoài việc chịu các mức xử phạt theo quy định còn phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cho người bị thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Mọi thắc mắc xin vui lòng để lại dưới bình luận để được Vinaser hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan

  • Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào?

    Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào theo Bộ luật Dân sự?

    22/03/2023

    Rate this post Quyền sở hữu là một trong những khái niệm cơ bản của luật pháp dân sự. Đây là một quyền được tôn trọng và bảo vệ bởi pháp luật. Nó bao gồm những quyền gì theo bộ luật dân sự hiện hành? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu

  • Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trong việc điều khiển phương tiện

    18/03/2023

    Rate this post Khi tham gia giao thông, việc tuân thủ các quy tắc và hiệu lệnh giao thông là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác. Trong đó, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là một trong những yếu tố quan

  • Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

    Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại trái phiếu doanh nghiệp

    09/03/2023

    Rate this post Trái phiếu doanh nghiệp là một loại công cụ tài chính được sử dụng để huy động vốn từ các nhà đầu tư. Với đặc tính lợi suất ổn định và kỳ hạn linh hoạt, trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư

  • Hướng dẫn cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng

    Hướng dẫn cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng đơn giản

    26/02/2023

    Rate this post Hành trình đăng ký cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng không còn là điều xa lạ đối với người dùng trong thời đại công nghệ 4.0. Để giúp bạn có thể thực hiện thủ tục này một cách dễ dàng và thuận tiện, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn

  • Đặt tên công ty sao cho đúng luật?

    Cách đặt tên công ty đúng luật

    23/02/2023

    Rate this post Xác định tên công ty là một trong những bước quan trọng đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh. Tên công ty không chỉ đơn thuần là một cái tên mà nó còn thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và góp phần tạo dựng thương hiệu. Tuy nhiên, việc

  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

    Tranh chấp đất đai – Giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật hiện hành

    21/02/2023

    Rate this post Tranh chấp đất đai là một trong những lĩnh vực vô cùng phức tạp. Bởi việc này đang ngày càng diễn ra ngày một phổ biến diện rộng cùng với nhiều dạng tranh chấp khác nhau. Hơn nữa, các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai cần xác định quyền

  • Trách nhiệm hình sự với hành vi lừa đảo trên mạng

    Lừa đảo trên mạng bị xử phạt như thế nào?

    17/02/2023

    5/5 – (1 bình chọn) Ngày nay, khi công nghệ số đang ngày càng được phát triển thì các chiêu trò lừa đảo trên mạng đang diễn ra ngày càng tinh vi và lan rộng. Tuỳ vào từng mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà người thực hiện những hành vi này sẽ bị

  • Dàn hàng ngang xử lý với mức phạt như thế nào

    Dàn hàng ngang xử lý với mức phạt như thế nào?

    14/02/2023

    Rate this post Những hình ảnh được bắt gặp đi xe dàn hàng ngang không quá xa lạ đối với những người tham gia giao thông. Hành động này đang xuất hiện ngày càng nhiều và chiếm phần lớn làn đường, gây không ít khó khăn cho việc di chuyển của các xe phía sau.