In là một ngành nghề kinh doanh sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in. Và cấp giấy phép hoạt động in là một loại giấy tờ pháp lý chứng minh một cơ sở có đủ điều kiện để đáp ứng hoạt động in. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giấy phép này qua bài viết sau đây.
Giấy phép hoạt động in là gì?
Giấy phép hoạt động in là một loại giấy tờ có pháp lý chứng minh cho một cơ sở có đủ điều kiện đáp ứng hoạt động in. Giấy phép là một trong những điều kiện cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in theo quy định của pháp luật.
Còn in là việc sử dụng các công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in. Là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sản phẩm in bao gồm các ấn phẩm như tạp chí, báo, biểu mẫu,…
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2014
- Nghị định số 60/2014/NĐ-CP
- Nghị định số 25/2018/NĐ-CP

Tầm quan trọng của giấy phép hoạt động đối với cơ sở in
Cơ sở in gồm những sản phẩm nào?
Hoạt động của cơ sở in bao gồm: chế bản, in, gia công.
- Chế bản là tạo ra bản phim, bản can, khuôn in để in hoặc bản mẫu để photocopy.
- In là sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in.
- Gia công sau in là sử dụng công nghệ, thiết bị, công cụ, chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các công việc gia công tờ in thành sản phẩm in hoàn chỉnh theo bản mẫu.
Các cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm sau:
- Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí
- Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành
- Tem chống giả
- Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền)
- Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản
Lưu ý: Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in không phải đăng ký hoạt động.
Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện về phòng cháy chữa cháy
Cần xin cấp giấy phép hoạt động in khi nào?
Theo quy định, không phải cơ sở in nào cũng bắt buộc phải có giấy phép hoạt động in. Tùy Tùy vào từng sản phẩm in ấn để làm căn cứ xem cơ sở đó có cần giấy hay không?
– Theo quy định tại Điều 12- Nghị định 60/2014 có quy định: ” Trước khi hoạt động, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định sau đây:
- a) Cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
- b) Cơ sở in thuộc địa phương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
– Cũng theo quy định tại Điều 14. về Đăng ký hoạt động cơ sở in có quy định như sau: ” Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm in không thuộc quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in”.
Vì vậy nếu cơ sở hoạt động in khi hoạt động bắt buộc phải đăng ký và xin giấy phép với cơ quan nhà nước song tùy vào sản phẩm bên cơ sở in ấn là gì mà thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in hoặc thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở in. Và theo quy định trên thì những sản phẩm sau đây sẽ phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in là:
- a) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
- b) Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
- c) Tem chống giả;
- d) Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
Nếu cơ sở in ấn không thuộc các sản phẩm trên thì cơ sở in ấn thực hiện thủ tục việc đăng ký cơ sở in theo quy định mà không phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in. Vậy nếu cơ sở hoạt động in ấn lại đồng thời thực hiện việc in ấn ra các sản phẩm mà thuộc đối tượng phải xin giấy phép hoạt động in và đăng ký cơ sở in thì có phải xin hai giấy phép không? Trong trường hợp như vậy thì cơ sở không nhất thiết phải thực hiện hai thủ tục mà chỉ cần thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in là được vì theo quy định tại nghị định 60/2014/NĐ-CP có quy định rõ như sau: ” Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in không phải đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.” mà điều 14 chính là quy định cho đối tượng đăng ký cơ sở in.

Cơ sở in hoạt động cần đáp ứng điều kiện nào?
Để một cơ sở in hoạt động, cần:
- Trang bị thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in.
- Đơn vị phải có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.
- Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Ngoài ra, đối với các cơ sở in có sản phẩm là xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản cần có thêm điều kiện:
- Có người đứng đầu thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in.
Xem thêm: Hướng dẫn cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo 2022
Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động in
Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in (theo mẫu)
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in (theo mẫu)
Quy trình xin cấp giấy phép hoạt động in
Trước khi hoạt động, cơ sở hoạt động in cần xin Giấy phép hoạt động in. Quy trình thực hiện xin cấp phép hoạt động in được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in
- Cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông
- Cơ sở in thuộc địa phương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Cấp giấy phép hoạt động in
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Xem thêm: Hướng dẫn cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm
Dịch vụ xin cấp giấy phép hoạt động in tại Vinaser

- Nhân viên am hiểu sẽ tư vấn rõ ràng các điều kiện xin giấy cấp phép trong lĩnh vực in.
- Tư vấn cho khách hàng cần chuẩn bị các loại hồ sơ, thông tin để hoàn thiện thủ tục xin giấy cấp phép trong lĩnh vực in.
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin giấy cấp phép trong lĩnh vực in.
- Thay mặt doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép trong lĩnh vực in.
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh trong lĩnh vực in.
- Nhận và giao lại cho khách hàng kết quả giấy phép trong lĩnh vực in.
Mọi thắc mắc để lại dưới bình luận để được chúng tôi hỗ trợ nhé!
Tin mới nhất
Thủ tục cấp giấy phép an ninh trật tự mới nhất
Mức phạt không có hồ sơ phương án về PCCC là bao nhiêu?
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự năm 2022
Đối tượng chịu thuế gtgt là ai?
Quy chuẩn 06/2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu?
Lỗi thay đổi kết cấu xe bị xử phạt thế nào? Quy định mới nhất
Xử phạt nồng độ cồn khi lái xe năm 2022
Xe và đánh giá