Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng tạo điều kiện cho doanh nghiệp năm 2024

Rate this post

Với quyết định 04/2017/QĐ-TTg mỗi sản phẩm sẽ mang những lộ trình tiến hành dãn nhán năng lượng không giống nhau. Cụ thể thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng như thế nào? Có phức tạp hay không? Hãy cùng đi tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?

Cơ sở pháp lý

  • Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
  • Nghị định số 21/2011/NĐ-CP
  • Thông tư 36/2016/TT-BTC
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg

Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng là gì?

Theo quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nhãn năng lượng được hiểu là việc doanh nghiệp cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, năng lượng sử dụng. Cùng hiệu suất năng lượng và một số thông tin khác. Nhằm có thể giúp người tiêu dùng biết được và chọn lựa phương tiện thiết bị tiết kiệm năng lượng. Dán nhãn năng lượng chính là hình thức gắn, in, dán hay khắc năng lượng sản phẩm lên trên bào bì, sản phẩm.

Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng là gì?
Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng là gì?

Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị bắt buộc phải dán nhãn năng lượng. Nếu muốn tung ra thị trường thì cần phải đưa ra thị trường.

Vì sao phải dán nhãn năng lượng?

Nhãn năng lượng có ý nghĩa giúp người dùng nắm bắt được thông tin sản phẩm mình sử dụng. Từ đó cũng giúp cho những nhà sản xuất có trách nhiệm hơn về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà sản xuất với nhau. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi về mặt kiểm soát chất lượng sản phẩm từ cơ quan có chức năng.

Không làm thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng sẽ bị xử phạt như nào?

Theo quy định tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP thì Đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.

Không làm thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng sẽ bị phạt theo quy định
Không làm thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng sẽ bị phạt theo quy định
  • Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần thứ nhất
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng sau khi đã bị phạt cảnh cáo.

Những sản phẩm nào phải thực hiện thủ tục đăng ký này?

Ngày 09 tháng 03 năm 2017, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 04/2017/QĐ-TTG về việc phê duyệt danh mục dán nhãn năng lượng ,áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện đối với số phương tiện thiết bị. Đối với các mặt hàng sau trước khi đưa ra thị trường, cần phải thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng ngay lập tức.

1. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Như đèn huỳnh quang compact, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt sử dụng trong gia đình, quạt điện, đèn huỳnh quang ống thẳng. Tủ lạnh, chấn lưu điện từ, điện tử cho đèn huỳnh quang, máy thu hình, bình đun nước nóng có dự trữ, nồi cơm điện, quạt điện, đèn LED.

2. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: màn hình máy tính, máy tích xách tay, tủ giữ lạnh thương mại, máy photo copy, máy in.

3. Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.

4. Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: xe mô tô, xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe gắn máy.

Sản phẩm nào được đăng ký dán nhãn năng lượng theo lộ trình?

Cũng theo quyết định số 04/2017/QĐ-TTG ngoài việc quy định các mặt hàng bắt buộc phải thực hiện dán nhãn năng lượng. Quyết định còn liệt kê rõ những mặt hàng được phép thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng như sau:

1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp

b) “Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ”

c) “Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ”.

 

Dán nhãn năng lượng cho xe ô tô
Dán nhãn năng lượng cho xe ô tô

2. Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại

b) “Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in”;

c) “Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019”;

c) “Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01 tháng 01 năm 2020”.

4.” Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục quy định tại Điều 1 Quyết định này”.

Các sản phẩm không phải thực hiện thủ tục đăng ký

1. Trước khi thực hiện dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp cần kiểm tra xem sản phẩm đã có tiêu chuẩn Việt Nam chưa. Trường hợp có rồi thì được quy định như thế nào? Bởi có nhiều đơn vị hiểu nhầm sản phẩm nếu thuộc danh mục ở quyết định số 04/2017/QĐ-TTG. Là phải đăng ký thủ tục dán nhãn năng lượng.

Tuy nhiên có trường hợp không phải đăng ký theo viện dẫn tiêu chuẩn Việt Nam. Một số mặt hàng nếu cùng loại, nhưng có thông số này thì cần phải đăng ký. Nếu thông số khác lại không cần thực hiện đăng ký. Mà vẫn có thể đưa ra thị trường. Trường hợp sản phẩm của bạn nếu không thuộc phạm vi áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam thì không cần.

Chẳng hạn như theo TCVN 7540-1:2015 đối với mặt hàng động cơ điện không đồng bộ xoay chiều 3 pha roto lồng sóc có công suất từ 0.75kw-150kw, tần số 50-60Hzvà chế độ hoạt động liên tục (S1). Thì mới cần phải tiến hành thử hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc. Do đó nếu nhập những loại động cơ điện sau sẽ không cần thủ tục đăng ký.

  • Đông cơ điện 1 chiều
  • Động cơ điện công suất dưới 0.75 kW hoặc trên 150 kW
  • Động cơ điện hoạt động S2, S3 hoặc S4

2. Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư 36/2016/TT-BCT các sản phẩm không phải dán nhãn năng lượng gồm có:

  • “Hàng hóa, vật tư thiết bị tạm nhập – tái xuất; Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu;
  • Hàng hóa doanh nghiệp trong nước sản xuất, gia công phục vụ xuất khẩu (không tiêu thụ trong nước);
  • Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân;
  • Hàng hóa nhập khẩu phi thương mại: Hành lý cá nhân, hàng hóa ngoại giao; hàng hóa tham gia triển lãm, hội chợ; Quà biếu, tặng; Hàng hóa, vật tư phụ tùng, linh kiện nhập khẩu đơn chiếc phục vụ mục đích sử dụng, thay thế trong các công trình, dự án đầu tư, phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật và các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp Luật”.

Có các loại nhãn năng lượng nào?

Hiện tại có hai loại nhãn năng lượng chính. Đó là nhãn năng lượng so sánh và nhãn năng lượng xác nhận. Cụ thể như sau đây:

Xem thêm: Dịch vụ công chứng tại Hà Nội mới nhất 2024

Nhãn năng lượng xác nhận

Nhãn năng lượng này nhằm tượng trưng cho biểu tượng tiết kiệm năng lượng. Dành cho những thiết bị, phương tiện lưu thông trên thị trường. Khi các thiết bị và phương tiện này mang hiệu suất năng lượng đạt hay vượt quá hiệu suất năng lượng cao. Theo Bộ Công Thương quy định trong từng giai đoạn cụ thể.

Màu sắc, kích thước nhãn năng lượng xác nhận được quy định cụ thể
Màu sắc, kích thước nhãn năng lượng xác nhận được quy định cụ thể

Nhãn năng lượng so sánh

Nhãn này dùng để dán cho những thiết bị lưu thông trên thị trường có mức tiêu thụ không giống nhau. Tương ứng với năm cấp suất hiệu suất năng lượng từ 1 đến 5 sao. Nhãn năm sao chính là nhãn có hiệu suất chất lượng nhất. Để cung cấp thông tin về hiệu suất năng lượng của thiết bị phương tiện cho người dùng biết. Từ đó có thể chọn lựa được thiết bị hay phương tiện có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn.

Nhãn năng lượng so sánh hiển thị tương ứng với 5 cấp hiệu suất năng lượng
Nhãn năng lượng so sánh hiển thị tương ứng với 5 cấp hiệu suất năng lượng

Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) sẽ quy định sản phẩm nào sẽ dán tem nhãn năng lượng so sánh và xác nhận. Đối với các mặt hàng bắt buộc phải dán nhãn năng lượng bắt buộc. Nếu trong TCVN chỉ có mức Hiệu suất năng lượng (HSNL) là mức tối thiểu và mức cao. Nghĩa là sản phẩm đó chỉ dán nhãn so sánh thôi.

Trường hợp TCVN có các cấp HSNL từ 1 đến 5 thì mặt hàng đó được dán nhãn so sánh. Đồng thời trên nhãn sẽ cung cấp thông tin về hiệu suất năng lượng dựa theo phiếu kết quả thử nghiệm HSNL. Được cấp bởi trung tâm thử nghiệm do Bộ công thương chỉ định. Chẳng hạn như nếu nồi cơm điện ghi cấp HSNL là cấp 3, bạn được dán nhãn năng lượng so sánh ở mức tiết kiệm là 3 sao.

Quy trình thực hiện

Để thực hiện đăng ký thủ tục dán nhãn năng lượng. Cần trải qua một số bước quy trình như sau đây:

Bước 1. Thử nghiệm hiệu suất năng lượng

Bước này chính là việc đơn vị tự lấy mẫu đồng thời gửi đến tổ chức thử nghiệm và cấp phiếu kết quả thử nghiệm. Hiện tại phụ thuộc vào từng mặt hàng mà những đơn vị dự định dán nhãn năng lượng cho sản phẩm mình. Để chọn các đơn vị có đủ điều kiện, năng lực kiểm nghiệm mặt hàng tương ứng.

Chẳng hạn như các đơn vị thử nghiệm hiệu suất chất lượng nhất hiện nay là Quatest 1, Quastes 3, v.v. Nhưng không phải những trung tâm này đều có khả năng thử nghiệm hết tất cả mặt hàng. Nên cần xem xét đến các đơn vị khác nữa. Điều này tùy thuộc vào mặt hàng bạn muốn thử nghiệm nhé.

Trường hợp kết quả thử nghiệm cho ra lại không như mong đợi của đơn vị. Thì cần phải dùng mẫu mới để tiến hành lại thủ tục thử nghiệm. Nhằm mang lại kết quả như đơn vị mong muốn ban đầu.

Cơ sở để dán nhãn năng lượng trên sản phẩm có cùng xuất xứ, model, thông số kỹ thuật. Hay cơ sở sản xuất chính là thông qua kết quả thử nghiệm. Thời gian hiệu lực của kết quả thử nghiệm này là vô thời hạn. Tuy nhiên, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai phạm trong thử nghiệm vi phạm của tổ chức thử nghiệm.

Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng

Sau khi có kết quả thử nghiệm, bước tiếp theo cần phải làm trước khi đưa thiết bị, phương tiện ra thị trường. Cần làm bộ hồ sơ để đăng ký dán nhãn năng lượng để gửi về Bộ Công Thương. Có thể gửi qua đường bưu điện, trực tiếp, hay trực tuyến qua mạng internet.

Trong trường hợp hồ sơ đáp ứng đầy đủ quy định. Bộ Công Thương sẽ tiến hành xác nhận về việc đơn vị đã thông báo thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đến Bộ.

Bước 3. Thực hiện dán nhãn năng lượng

Sau khi đã tiến hành nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng ở Bộ Công Thương. Đồng thời đã có xác nhận của Bộ Công Thương về đơn vị thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng. Lúc này doanh nghiệp đơn vị đã thực hiện thủ tục. Đơn vị tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng đúng như thông tin trong giấy công bố dán nhãn năng lượng cho những sản phẩm đã đăng ký.

Chính bản thân đơn vị, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác. Với những thông tin đã công bố trong giấy công bố dán nhãn năng lượng đã hiển thị trên nhãn năng lượng.

Nhãn năng lượng được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương. Về hình thức quy cách để dán nhãn cần có:

Thủ tục thực hiện dán nhãn năng lượng theo quy định
Thủ tục thực hiện dán nhãn năng lượng theo quy định
  • Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
  • Mã hiệu thiết bị và phương tiện
  • Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
  • Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.

Doanh nghiệp được phép chọn nhãn năng lượng điện tử đối với những thiết bị, phương tiện phù hợp. Với việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hay năng lượng khác. Nhằm tiến hành việc dán nhãn năng lượng.

Nhãn năng lượng đôi khi sẽ giảm hay tăng theo tỉ lệ của nhãn. Nhằm phù hợp với thiết bị nhưng không được gây nhầm lẫn hay che lấp những thông tin ghi trên hãng hàng hóa. Theo đúng quy định của pháp luật.

Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự tiến hành in dán nhãn năng lượng. Dành cho thiết bị và phương tiện đã cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

Hàng năm, những cơ sở này phải chịu trách nhiệm gửi báo cáo đến Sở Công Thương ở gần mình nhất. Đồng thời cần phải thống kê đủ chủng loại, số lượng các thiết bị và phương tiện đã dán nhãn ra thị trường. Báo cáo này cần thực hiện trước 01/3 năm tiếp theo.

Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng?

  • Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp của công ty
  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng. Chú ý doanh nghiệp cần
  • đăng ký dán nhãn xác nhận hay so sánh theo mẫu.
  • Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm.
  • Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký?

Đối với thủ tục dán nhãn năng lượng, cần tiến hành qua 2 bước. Đó là thực hiện thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng ở những đơn vị thử nghiệm hiệu suất năng lượng và Bộ Công Thương.

Trường hợp làm thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Phụ thuộc vào sản phẩm và đơn vị kiểm tra, thử nghiệm để ra kết quả thử nghiệm. Thời gian trung bình từ 3 đến 5 ngày làm việc.

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng khoảng 6 đến 10 ngày
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng khoảng 6 đến 10 ngày

Đối với thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng ở Bộ Công Thương sẽ không có quy định cụ thể. Thời gian này là thời gian xin xác nhận về việc xác nhận đơn vị doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn cho sản phẩm của mình lên Bộ. Tuy nhiên thường sẽ diễn ra thủ tục từ 3 đến 5 ngày làm việc.

Như vậy tổng thời gian thực hiện là khoảng 6 đến 10 ngày. Thời gian trên chỉ là thời gian bình quân có thể thực hiện công việc đăng ký dán nhãn năng lượng.

Các trường hợp phải đăng ký lại và thu hồi dán nhãn năng lượng

Có một số trường hợp dán nhãn năng lượng phải đăng ký lại hoặc thu hồi thiết bị phương tiện như sau đây:
Trường hợp đăng ký lại

Đăng ký lại nhãn dán năng lượng

  • Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi
  • Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.

Thu hồi nhãn năng lượng

Bộ Công thương có quyền quyết định thu hồi nhãn năng lượng. Nếu mẫu nhãn năng lượng có thông tin sai lệch so với mẫu dự kiến tại hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng;

Mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng tại Giấy công bố dán nhãn năng lượng.

Một số lưu ý

Nếu tài liệu hồ sơ có tiếng anh cần phải công chứng dịch sang Tiếng Việt. Nếu có thay đổi về tiêu chuẩn đánh giá, phương tiện thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng. Có thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng. Cần phải thực hiện đăng ký lại dán nhãn năng lượng từ đầu.

Trên đây là nội dung cung cấp thông tin cho các bạn hiểu được dán nhãn năng lượng là gì? Thủ tục quy trình thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng ra sao? Từ đó giúp các bạn nắm vững kiến thức, quy định của pháp luật. Mang lại sự thuận lợi trong quá trình làm thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng. Chúc các bạn may mắn.

Xem thêm: Cách tra cứu quy hoạch đất đai năm 2024

Bài viết liên quan

  • Hạn chế phương tiện tại một số tuyến đường

    [Mới nhất] Phân luồng giao thông trong thời gian lễ Quốc Tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

    25/07/2024

    Để giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trong thời gian lễ Quốc Tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Cục CSGT đã xây dựng phương án phân luồng từ xa, tránh tắc nghẽn tại nhiều tuyến đường của Thủ đô Hà Nội, TP. HCM cùng nhiều tỉnh thành giáp ranh. Người

  • Chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải

    Lớp cấp chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải mới 2024

    14/07/2024

    Theo quy định từ Luật giao thông đường bộ 2008, của Nghị định 10/2020/NĐ-CP và Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định người điều hành vận tải phải có chuyên môn về vận tải. Cụ thể, “Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ Sơ cấp hoặc Trung cấp trở

  • Quy định về cấp chứng chỉ người điều hành vận tải

    Quy định về cấp chứng chỉ người điều hành vận tải mới nhất 2024

    08/07/2024

    Điều kiện cấp chứng chỉ người điều hành vận tải là gì? Các quy định về cấp chứng chỉ như thế nào? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau để hiểu hơn nhé! Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký xe ô tô online chi tiết nhất 2024 Người điều hành kinh doanh vận tải

  • Tuyến phố cấm ô tô tại Hà Nội

    Các tuyến đường cấm ô tô ở Hà Nội cập nhật mới nhất 2024

    10/06/2024

    Tình trạng ùn tắc giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của người dân trên địa bàn TP Hà Nội. Và để giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông, Sở giao thông Vận tải thành phố Hà Nội đã có công bố những quy định về các tuyến đường cấm ô tô ở

  • giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm của khách hàng được Vinaser hỗ trợ

    Điều kiện để được giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm nhanh chóng 2024

    12/04/2024

    Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc in ấn và xuất bản các loại ấn phẩm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải thông tin, tri thức và văn hóa đến với công chúng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chất lượng và tính pháp lý cho các

  • Khái niệm sổ đỏ và sổ hồng.

    Tật tần tật về làm sổ đỏ/ làm sổ hồng mới nhất 2024

    04/04/2024

    Đối với bất kỳ ai đang có nhu cầu sở hữu một ngôi nhà hay bất động sản nào khác, việc làm sổ đỏ (sổ hữu quyền sử dụng đất) là một quy trình quan trọng không thể bỏ qua. Sổ đỏ là giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng

  • Quy định về đổi giấy phép lái xe

    Hướng dẫn làm thủ tục đổi bằng lái xe chuẩn nhất 2024

    25/03/2024

    Bằng lái xe của bạn sấp hết thời hạn? bạn đang tìm hiểu về thủ tục đổi bằng lái xe hiện nay năm 2024 ? mà không muốn phải thi sát hạch lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm thủ tục, cùng với các quy định đăng ký

  • Các loại phí khi sử dụng xe Ô Tô

    Chi phí nuôi xe ô tô ở Việt Nam năm 2024 là bao nhiêu?

    23/03/2024

    Khi mua xe Ô tô ngoài khoản tiền cần phải trả để mang xe về nhà, thì chi phí sử dụng xe cũng là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm. Thu nhập bao nhiều thì có thể mua một chiếc xe ô tố?, các chi phí phát sinh trong quá trình sử