Việc xác định độ tuổi của mỗi công dân sẽ có ảnh hưởng lớn đến các giao dịch dân sự, chịu trách nhiệm hình sự,… Có một số người gửi câu hỏi về cho chúng tôi người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Xem thêm: Chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu? Quy định mới nhất 2022
Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi?
Tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 21. Người chưa thành niên
- Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Qua quy định đó, chúng ta có thể thấy rằng người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Đây là độ tuổi được xem là chưa phát triển hoàn toàn về thể chất, tinh thần. Và đặc biệt là chưa có đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.

Xem thêm: Thường trú là gì? Phân biệt nơi cư trú và nơi thường trú
Quy định pháp luật dân sự với người chưa thành niên
Căn cứ theo khoản 2,3,4 của Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật quy định giao dịch dân sự của người chưa thành niên theo 03 trường hợp sau:
- Đối với người chưa đủ sáu tuổi: Theo quy định thì tất cả các giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Đối với người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Với những người này thì khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Với những người này thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Hy vọng qua bài viết mà Vinaser chia sẻ, bạn đã biết rõ người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi. Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp ngay nhé!
Tin mới nhất
Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào theo Bộ luật Dân sự?
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trong việc điều khiển phương tiện
Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại trái phiếu doanh nghiệp
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì? Bị xử phạt như thế nào?
Hướng dẫn cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng đơn giản
Cách đặt tên công ty đúng luật
Tranh chấp đất đai – Giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật hiện hành
Lừa đảo trên mạng bị xử phạt như thế nào?
Xe và đánh giá