Hiện nay, các doanh nghiệp, cá nhân muốn kinh doanh, vận chuyển hàng nguy hiểm chấy nổ ngoài giấy phép kinh doanh cần phải có Giấy phép vận chuyển hàng, chất nguy hiểm về cháy nổ. Vậy làm thế nào để được cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cháy nổ? và thủ tục xin cấp giấy phép như thế nào? cần những loại giấy tờ gì? Theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích cho mình nhé!
Dịch vụ cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cháy nổ
Vinaser là đơn vị chuyên tư vấn, dịch vụ cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ chuyên nghiệp, uy tín. Với một đội ngũ chuyên viên đầy năng lực cùng với mối quan hệ thân thiết giữa cơ quan nhà nước, chúng tôi cam kết dịch vụ Nhanh – Chính Xác – Tiết Kiệm – Hậu Mãi
Khi nhận yêu cầu từ Quý khách hàng về việc xin cấp giấy phép vận chuyển hàng ngủ hiểm cháy nổ, chúng tôi sẽ thực hiện theo đúng quy trính sau:
Bước 1: Tư vấn miễn phí cho khách hàng những vấn đề liên quan;
Bước 2: Ngay sau khi ký hợp đồng dịch vụ tư vấn, Vinaser sẽ tiến hành soạn hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên;
Bước 3: Thay mặt và đại diện cho Quý khách hàng tiến hành để nộp hồ sơ;
Bước 4: Theo dõi, bổ sung hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho Quý khách hàng;
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy cho khách hàng;
Bước 6: Soạn thảo Đơn khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép (Nếu có);
Khi có nhu cầu về dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ tới HOTLINE: 0889273888
Quy định chung về cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cháy nổ:
Quy định về cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ được nêu rõ tại Thông tư 09/2016/TT-BKHCN, cụ thể như sau:
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5), các chất ăn mòn (thuộc loại 8) (sau đây viết tắt là hàng nguy hiểm) được quy định tại:
a) Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh Mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
b) Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định danh Mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;
c) Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đường sắt.
2. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ các Mục đích sau không thuộc phạm vi Điều chỉnh của Thông tư này:
a) Hàng nguy hiểm phục vụ Mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang;
b) Hàng nguy hiểm trong trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, Điều 27 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP, cụ thể:
– Hàng phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa;
– Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế liên quan với các nước, tổ chức quốc tế đó.
3. Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Thông tư này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) thực hiện việc vận chuyển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có chức năng quản lý công tác vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên lãnh thổ Việt Nam.
Trình làm thủ tục xin cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ:
Các bước làm thủ tục xin cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ cụ thể như sau:
Bước 1: Đầy tiên, bạn cần nộp hồ sơ tại cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh.
Bước 2: Lúc này, cán bộ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy hẹn trả kết quả. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và hướng dẫn bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nận, cứu hộ tiến hành kiểm tra an toàn đối với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
Bước 4: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Xin cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ở đâu?
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 6 Thông tư 66 ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định:
“Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh), Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh) cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoạt động, cư trú trên địa bàn quản lý”.
Như vậy, bạn cần nộp hồ sơ tại Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh để được cấp giấy phép.
Hồ sơ xin cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ
Tổ chức, cá nhân chuẩn bộ 01 bộ hồ sơ, thành phần hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị (theo mẫu);
Bản sao hợp lệ hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ);
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện thủy nội địa);
- Giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng, xi téc chứa chất, hàng nguy hiểm theo quy định của các Bộ, ngành (nếu có);
- Hợp đồng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
Thời hạn giải quyết:
Không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
Mẫu giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ:
Mẫu giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
Ghi chú: Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy Hiểm về cháy, nổ in trên khổ A4; khung viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu xanh lam nhạt, ở giữa lưới bảo vệ có hình Công an hiệu.
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;
(2) Tên cơ quan Công an cấp giấy phép;
(3) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
(4) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
DANH MỤC
HÀNG HÓA NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ ĐƯỢC PHÉP VẬN CHUYỂN
(Kèm theo Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ số ………. ngày …… tháng ………. năm ………. của ……….(2)……….)
TT | Tên hàng hóa nguy hiểm | Số hiệu UN | Loại, nhóm hàng | Số hiệu nguy hiểm | Khối lượng vận chuyển | Ghi chú (1) |
Ghi chú:
(1) Đối với trường hợp vận chuyển theo chuyến trên đường bộ và đường thủy nội địa: Ghi thông tin về phương tiện (biển số đăng ký, thời hạn kiểm định, trọng tải được phép chở) và thông tin về người điều khiển phương tiện, người áp tải (họ và tên, ngày tháng năm sinh, hạng giấy phép điều khiển phương tiện); ghi hành trình, lịch trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, ga đi, ga đến.
Mẫu giấy phép ghi chép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo Thông tư 66/2014/TT-BCA:
…….(1)……. …….(2)……. ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— | Mẫu số PC01 Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 |
Số: /PCCC |
GIẤY PHÉP
VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
(Có giá trị đến hết ngày … tháng … năm …)
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Điều 6 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết, thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Theo đề nghị của: ……………………………………………………………………………..,
(2) ………………………………………………… cho phép:
Phương tiện: ……………………………………………………….. Số BKS/Ký hiệu: ……………………
Chủ phương tiện:………………………………………………………………………………………………….
Đại diện là ông/bà: ……………………………………….. Chức danh……………………………………..
Số CMND/Hộ chiếu số: ……………………. do: ………………… cấp ngày …../……./………………
Được phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ghi tại trang …, đồng thời chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải có trách nhiệm duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của phương tiện và chấp hành đầy đủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy trong suốt quá trình vận chuyển.
…. ngày… tháng… năm…. ………………(3)……………….. (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Chú ý:
Những quy định trong quá trình vận chuyển:
- Người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Giấy phép này phải xuất trình khi có yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.
- Không dừng, đỗ phương tiện chở hàng nguy hiểm về cháy, nổ ở nơi tập trung đông người.
- Khi cần nghỉ lại đêm trên đường phải thông báo cho cơ quan Công an sở tại biết.
Tin mới nhất
Dịch vụ cấp giấy phép vận tải đường bộ Quốc Tế GMS uy tín
Dịch vụ cắt hủy phù hiệu tại Hưng Yên nhanh chóng, đúng luật
Hợp Tác Xã TM DV Đô Thành [Thông tin chi tiết]
Thông tin Hợp Tác Xã TMDV Hà Nội Mới CN Hưng Yên [Đầy đủ]
Dịch Vụ Cấp giấy phép kinh doanh vận tải Ô tô mới 2024
Dịch vụ cấp phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Trung Quốc
[Mới nhất] Phân luồng giao thông trong thời gian lễ Quốc Tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Lớp cấp chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải mới 2024
Xe và đánh giá