Bằng lái xe của bạn sấp hết thời hạn? bạn đang tìm hiểu về thủ tục đổi bằng lái xe hiện nay năm 2024 ? mà không muốn phải thi sát hạch lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm thủ tục, cùng với các quy định đăng ký đổi bằng lái xe.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký luồng xanh cho xe tải đi qua các tỉnh có dịch Covid
Thời hạn sử dụng các bằng lái xe hiện hành:
Căn cứ tại Điều 17, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải đã quy định thời hạn sử dụng giấy phép lái xe. Sau thời hạn quy định, chủ nhân cần phải làm thủ tục đổi bằng lái xe sớm nhất để tránh bị xử phạt.
- Với bằng A1, A2, A3 có thời gian sử dụng vĩnh viễn.
- Với bằng A4 và B2 sẽ có thời hạn sử dụng là 10 năm kể từ ngày cấp
- Với bằng B1 sẽ có thời hạn khi người lái xe đến 55 tuổi với nữ và 60 tuổi đối với nam. Khi người lái xe trên 45 tuổi với nữ và 50 tuổi với Nam, thì giấy phép lái xe sẽ có thời hạn sử dụng là 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Với các loại bằng lái xe C, D, E, FB2, FE, FD, FC thì sẽ có thời hạn sử dụng là 5 năm kể từ ngày cấp.
Quy định về đổi giấy phép lái xe khi hết hạn:
Theo Khoản 2, điều 52, của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT, đã quy định về đổi bằng lái xe ô tô khi hết hạn sử dụng, sẽ được chia thành 2 trường hợp sau:
- Những trường hợp có giấy phép lái xe quá thời hạn dưới 3 tháng, kể từ ngày hết hạn, người có giấy phép lái xe bị hỏng sẽ được đổi giấy phép lái xe mới.
- Còn những trường hợp có giấy phép lái xe quá thời hạn từ 03 tháng đến 01 năm hoặc những trường hợp không còn đủ hồ sơ, thì bạn không chỉ phải làm lại hồ sơ, nộp chi phí mà còn phải thi lại phần lý thuyết và thực hành theo yêu cầu của Bộ giao thông vận tải.
Đối tượng trường hợp được cấp GPLX mới:
- GPLX mẫu cũ bằng giấy bía hoặc GPLX mẫu mới (các hạng A1, A2, B1, B2, C, D, E, FE..) bị mất, bị hỏng, hết thời hạn hoặc GPLX cần thay đổi thông tin, bị sai thông tin của người có bằng sẽ được cấp đổi sang mẫu mới bằng nhựa PET.
- GPLX mẫu cũ còn thời hạn sử dụng thì vẫn được tiếp tục sử dụng, không bắt buộc phải đổi. GPLX không thời hạn (A1, A2, A3) được khuyến khích thực hiện đổi sang mẫu mới trước ngày 31/12/2020, nếu sau thời hạn này mới đổi thì cũng không bị xử phạt và cũng không bắt buộc phải thi lại lý thuyết.
- Khi đổi GPLX ô tô thì trong hồ sơ xin cấp đổi phải có giấy khám sức khỏe. Việc cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn (mô tô hạng A1, A2, A3) thì không cần phải có giấy này.
- Người có GPLX còn thời hạn hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng, kể từ ngày hết hạn được phép đổi lại GPLX. Nếu GPLX quá hạn sử dụng từ 3 tháng đến dưới 1 năm phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại; quá hạn 1 năm trở lên, phải sát hạch lại lý thuyết và thực hành.
Hướng dẫn làm thủ tục đổi bằng lái xe sắp hết hạn đúng chuẩn:
Thủ tục đổi bằng lái xe sắp hết hạn, bạn thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết
Theo Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có nhu cầu đổi bằng lái xe sắp hết hạn cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:
- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
- Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị hồ sơ xong, bạn tiến hành nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận Tải bất cứ tỉnh, thành phố nào.
Lưu ý:
- Người xin cấp lại GPLX hoàn toàn có thể trực tiếp đi nộp hồ sơ hoặc nộp kê khai trực tuyến, nhưng phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính của các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
Bước 3: Tiến hành nộp lệ phí
Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, Lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.
Lệ phí khám sức khỏe đối với người lái xe (bao gồm xét nghiệm ma túy): 360.000 đồng/người (quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT về mức tối đa khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh).
Bước 4: Nhận kết quả
Tùy theo mỗi trường hợp, thời gian nhận kết quả về đổi giấy phép lái xe ô tô sẽ có sự khác nhau.
- Nếu làm ở Tổng cục đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải ở tỉnh cấp sẽ có thời gian từ 5-7 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ theo quy định.
- Đối với những trường hợp được cấp bởi Sở Giao thông vận tải tỉnh khác thì sẽ có thời gian là 20 ngày kể từ ngày cấp.
Cách làm thủ tục đổi giấy phép lái xe trực tuyến:
Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập và Cổng Dịch vụ công Quốc Gia
Link truy cập: Tại đây
Bước 2: Tại đây, bạn chọn Dịch vụ Công trực tuyến
Bạn gõ tìm dịch vụ “đổi giấy phép lái xe”
Bước 3: Bạn cần xem chi tiết trình tự thực hiện thủ tục để biết cần phải chuẩn bị những giấy tờ.
Bước 4: Tại đây, bạn chọn Cơ quan thực hiện
Chọn Tỉnh/thành phố, Chọn Sở và Click “Đồng ý”
Bước 5: Lúc này, giao diện sẽ chuyển qua Cổng dịch vụ Công đổi giấy phép lái xe đã chọn sau đó bạn nhấn “Nộp trực tiếp”
Bước 6: Tại đây, bạn hoàn tất thông tin yêu cầu trên trang và nhấn Đăng ký.
Bước 7: Sau khi hồ sơ được xác nhận lịch hẹn các bạn chỉ cần theo đúng giờ được hẹn và mang Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu và mang theo đầy đủ hồ sơ để thực hiện việc đổi giấy phép lái xe.
Link tải: Mẫu đơn đề nghị đổi GPLX năm 2024
Tin mới nhất
Dịch vụ cấp giấy phép vận tải đường bộ Quốc Tế GMS uy tín
Dịch vụ cắt hủy phù hiệu tại Hưng Yên nhanh chóng, đúng luật
Hợp Tác Xã TM DV Đô Thành [Thông tin chi tiết]
Thông tin Hợp Tác Xã TMDV Hà Nội Mới CN Hưng Yên [Đầy đủ]
Dịch Vụ Cấp giấy phép kinh doanh vận tải Ô tô mới 2024
Dịch vụ cấp phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Trung Quốc
[Mới nhất] Phân luồng giao thông trong thời gian lễ Quốc Tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Lớp cấp chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải mới 2024
Xe và đánh giá