Hiên nay, có khá nhiều gói bảo hiểm xe ô tô, cùng với đó là có các mức giá và quyền lợi của các gói khác nhau. Khi mua một chiếc ô tô, ngoài phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, đa số các chủ xe thường mua thêm bảo hiểm thân vỏ xe ô tô, một dạng bảo hiểm tự nguyện. Vậy bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là gì? tác dụng của nó ra sao? có nên mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô không? theo dõi bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé!
Xem thêm: Mẫu giấy bán xe ô tô
Bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là gì?
Bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là một dạng bảo hiểm thuộc hình thức bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới. Khi có sự cố gặp nạn xảy ra bất ngờ không kiểm soát được tình hình, chủ xe báo ngay cho bên công ty bảo hiểm xe để xem xét về những thiệt hại để nhận bồi thường.

Đây được đánh giá là loại bảo hiểm rất cần thiết cho ô tô khi tham gia giao thông, bởi đường xá và cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt nam vẫn còn kém, vậy nên tham gia bảo hiểm thân vỏ xe ô tô chính là cách tốt nhất để hạn chế được thiệt hại và chi phí khi xảy ra rủi ro.
Gói bảo hiểm thân vỏ xe ô tô này không bắt buộc phải mua, đây là loại hình hoàn toàn tự nguyện. Mức phí sẽ do công ty bảo hiểm đề ra và thỏa thuận với khách hàng để phục vụ chất lượng tốt nhất.
Xem thêm: Chi phí đăng kiểm xe ô tô mới nhất 2022
Tác dụng của bảo hiểm thân vỏ xe ô tô
Chức năng chính của bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả khi thiệt hại các phần phụ kiện bên ngoài thân xe ô tô gồm: Cabin toàn bộ, ca lăng, capo, chắn bùn, toàn bộ cửa kính, toàn bộ đèn và gương, gạt nước, rửa kính, toàn bộ phần vỏ kim loại, nhựa hoặc gỗ,….Tổng thể thân vỏ xe.

Khi có sự cố xảy ra gây tổn hại tới thân vỏ xe ô tô thì các công ty bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng đó, theo nội dung đã được thỏa thuận ở hợp đồng bảo hiểm thân vỏ.
Khi mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô, khách hàng sẽ nhận được các lợi ích thiết thực như sau:
- Được thanh toán chi phí để sửa chữa, thay mới (nếu không thể sửa chữa) bộ phận bị tổn thất hoặc trả tiền cho chủ xe để bù đắp tổn thất trên cơ sở xác định được chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất có thể phải trả.
- Chi phí sửa chữa thực tế sẽ được căn cứ trên báo giá của hệ thống gara/xưởng sửa chữa có liên kết với công ty bảo hiểm đó.
- Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại mà công ty bảo hiểm sẽ xem xét và quyết định bồi thường tổn thất bộ phận hay bồi thường tổn thất toàn bộ.
Hiện nay, một số doanh nghiệp cung cấp độc lập sản phẩm bảo hiểm thân vỏ ô tô, tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp cung cấp kết hợp quyền lợi bảo hiểm thân vỏ ô tô trong sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ô tô. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại bảo hiểm xe ô tô để nắm rõ hơn.
Cách tính phí bảo hiểm thân vỏ xe ô tô
Hiện nay, giá bảo hiểm thân vỏ xe ô tô của các công ty bảo hiểm khác nhau, bởi vì tỷ lệ phí bảo hiểm mỗi công ty bảo hiểm quy định khác nhau. Mức phí bảo hiểm thường dao động từ 1,4% – 2,0% giá trị xe, tùy thuộc vào điều khoản giá trị bồi thường mà chủ xe nhận được
Phí bảo hiểm được tính theo công thức: giá xuất hóa đơn (hoặc giá niêm yết) x hệ số tính bảo hiểm.
Ví dụ: Một chiếc Vios 2020 thường có hệ số bảo hiểm 1%, giá xe 570 triệu nên mức phí bảo hiểm là 1% x 570 triệu đồng = 5,7 triệu đồng. Tuy nhiên một chiếc Vios 2010 cũng có thể có mức phí khoảng 5-6 triệu đồng, vì xe cũ dễ hỏng, chi phí sửa chữa cao nên hệ số bảo hiểm cao hơn, có thể 1,5-2%.
Bảng tham khảo mức phí bảo hiểm của các dòng xe ở các phân khúc, giả sử xe mới đời 2021, hệ số bảo hiểm là 1,5%:
Dòng xe | Giá xe (triệu đồng) |
Mức phí bảo hiểm (triệu đồng) |
Hyundai Grand i10 | 375 | 5.6 |
Honda City | 559 | 8.3 |
Mitsubishi Xpander | 615 | 9.2 |
Mazda CX-5 | 898 | 13.5 |
Toyota Camry | 1.220 | 18.3 |
Mercedes GLC 300 | 2.459 | 36.8 |
BMW 740Li | 6.200 | 93 |
Land Rover Range Rover LWB | 12.000 | 180 |
Rolls-Royce Cullinan | 46.000 | 690 |
Có nên mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô hay không?
Có khá nhiều trường hợp liên quan tới vân đề này.
Trường hợp ít chạy xe có nên mua bảo hiểm thân vỏ xe?
Có một số người mới mua xe có đặt câu hỏi, có thực sự cần mua bảo hiểm thân vỏ khi mình ít chạy xe, quanh năm để xe trong nhà. Thực tế thì dù bạn ít chạy xe, ít va quệt thì việc mua bảo hiểm thân vỏ có thể bỏ qua. Tuy nhiên, khó có thể nói rằng tai nạn luôn trừ một ai.
Chính vì vậy, phương án tối ưu nhất là bạn nên mua bảo hiểm thân vỏ với mức phí thấp nhất, tức là không có các dịch vụ kèm theo lằng nhằng như thủy kích hay thay thế phụ tùng 100%, làm như vậy có thể vừa giảm bớt chi hí mua bảo hiểm, mà bạn cũng hoàn toàn yên tâm lỡ xảy ra va chạm cũng không phải chi trả bồi thường một mình.
Mua xe ô tô cũ có nên mua bảo hiểm thân vỏ?
Đối với mua xe ô tô cũ, hầu hết chủ xe lâu năm vẫn cho rằng vẫn nên mua bảo hiểm thân vỏ xe. Đối với người mới lái thì việc mua bảo hiểm xe càng chú trọng hơn, thậm chí còn phải mua các gói bảo hiểm toàn diện để tránh trường hợp xấu nhất.

Theo quy định của nhà nước, xe có thời gian sử dụng trên 3 năm và vẫn đang trong thời gian lưu hành (từ 17-25 năm tùy dòng xe) thì có thể mua bảo hiểm xe cũ. Điểm đáng lưu ý là hiện tại có khá nhiều hãng bảo hiểm áp dụng khấu trừ với phụ tùng thay mới dựa theo niên hạn sử dụng của xe.
Xe từ 3 đến 6 năm có mức khấu trừ 15% x giá trị phụ tùng mới. Nói cách khác, nếu chi phí sửa xe hết 50 triệu thì vì khấu hao nên chủ xe chỉ được nhân 45 triệu đồng. Trong trường hợp nếu khách hàng muốn bồi thường không trừ khấu hao thì nên chọn thêm dịch vụ bổ sung bằng 0,2% xe, tức 1,2 triệu đồng.
Chạy xe cẩn thận, có kinh nghiệm chạy xe có nên mua bảo hiểm thân vỏ?
Với những người có thâm niên lái xe nhiều năm, việc giữ gìn xe và lái xe có chừng mực và kĩ thuật là điều chắc chắn đã được ý thức. Vậy nên, họ có thể hạn chế lại các điều khoản khi sử dụng bảo hiểm.
Cụ thể, nếu bạn có thể chắc chắn rằng mình đi tốt, giữ xe thì có thể bỏ qua các dịch vụ thêm của bảo hiểm như chọn garage chính hãng, bảo hiểm thủy kích và ngoài ra là mức miễn thường cao.
Khi xảy ra sự cố, chủ xe cần làm gì?
Có khá nhiều chủ xe dù đã mua bảo hiểm, nhưng đôi khi không biết mình phải làm gì trong trường hợp xe xảy ra tai nạn để nhận được bồi thường. Khi mua bảo hiểm xe thân vỏ xe ô tô, chủ xe cần lưu ngay số điện thoại nóng của công ty bảo hiểm, để khi xảy ra va chạm, chủ xe hãy gọi trực tiếp luôn để được hỗ trợ nhanh nhất.
- Trong trường hợp va chạm nhẹ: Xe của bạn chỉ bị xây xước nhỏ, móp méo, bạn chỉ cần mang đến các trung tâm giám định hoặc giám định tại các gara, hãng xe nếu có các chi nhánh bảo hiểm quanh đó. Trường hợp này xe của bạn sẽ được khôi phục lại như mới.
- Trong trường hợp va chạm mạnh: Bạn bắt buộc phải gọi điện cho bên bảo hiểm, nếu ở gần các chi nhánh bảo hiểm sẽ có nhân viên đến chụp ảnh và hướng dẫn trực tiếp. Nếu ở xa thì bạn phải chụp ảnh lại hiện trường, xin xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Sau đó sẽ mang xe đi giám định và sẽ xem xét mức độ bồi hoàn cho chủ xe
Các trường hợp không được bồi thường bảo hiểm thân vỏ
Việc giải quyết quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm thân vỏ xe và đơn vị bảo hiểm sẽ được giải quyết theo các thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm và quy tắc bảo hiểm của các đơn vị bảo hiểm.
Thông thường các chủ xe tham gia bảo hiểm mà không cần xác định lỗi của chủ xe, chỉ cần các sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bán bảo hiểm sẽ thực hiện trách nhiệm bảo hiểm.
Một số thành phần sau không được bảo hiểm thân vỏ xe ô tô chi trả bao gồm:
- Tổng thành động cơ (Khối động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện phục vụ động cơ)
- Tổng thành hộp số, toàn bộ trục và khớp cát đăng;
- Tổng thành cầu trước, cầu sau. Toàn bộ bốn bánh xe và cơ cấu phanh
- Tổng thành hệ thống lái; Hệ thống treo trước, hệ thống treo sau;
- Két nước, két dầu.
Đối với trường hợp vụ tai nạn liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba, chủ xe phải bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền chủ xe đã nhận bồi thường cho đơn vị bảo hiểm kèm theo toàn bộ hồ sơ, chứng từ cần thiết. Đây là một trong những trách nhiệm của chủ xe khi tham gia bảo hiểm xe mà nếu chủ xe không thực hiện thì đơn vị bảo hiểm từ chối 1 phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm thân vỏ xe ô tô tương ứng với thiệt hại xe.
Xem thêm: Thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô
Nếu còn thắc mắc nào khác vui lòng để lại phía dưới bình luận để Vinaser hỗ trợ ngay nhé!
Tin mới nhất
Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào theo Bộ luật Dân sự?
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trong việc điều khiển phương tiện
Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại trái phiếu doanh nghiệp
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì? Bị xử phạt như thế nào?
Hướng dẫn cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng đơn giản
Cách đặt tên công ty đúng luật
Tranh chấp đất đai – Giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật hiện hành
Lừa đảo trên mạng bị xử phạt như thế nào?
Xe và đánh giá