Pháp luật là gì? Bạn đã thực sự hiểu về pháp luật hay chỉ biết sơ qua không hiểu cụ thể. Đến khi người khác hỏi thì bạn lại không giải thích được. Chính vì vậy dưới bài viết này, Vinaser sẽ trình bày chi tiết về Pháp Luật, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Khái niệm Pháp Luật
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước quy định, ban hành và thừa nhận. Pháp luật mang tính chất bắt buộc thực hiện và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp được giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, đảm bảo quyền lợi của giai cấp.
Xem thêm: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức trong cuộc sống
2. Lịch sử ra đời, phát triển của pháp luật
Pháp luật được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy vào thời đại và khu vực trên thế giới. Ở Trung Quốc người trường phái Nho gia người cai trị ở đó dùng “lễ”, “nhạc” để sửa đổi tinh thần, tính nết con người để mang đến trật tự xã hội. Pháp luật được đồng nhất với “hình pháp” (sự trừng phạt), nó được đặt ra cho những người không hiểu và không theo được “lễ”.
Ở phương Tây quan niệm khá phức tạp hơn, được chia làm 2 trường phái là rường phái pháp luật thực định và trường phái pháp luật tự nhiên.
- Trường phái pháp luật thực định: Pháp luật là quy tắc của nhà nước ban hành, bắt buộc phải thực hiện theo để điều chỉnh trật tự các xã hội. Đó là những quy phạm cụ thể, hiện hữu rất rõ ràng.
- Trường phái pháp luật tự nhiên: Pháp luật là những quy tắc tất yêu tự nhiên trong đời sống xuất phát từ bản chất con người với tư cách là một bộ phận của giới tự nhiên, tương tự như việc người đói thì ăn, khát thì uống, kết hôn, sinh con… Đây không phải do nhà nước ban hành ra để đảm bảo thực hiện mà nó được hiểu như tạo hóa đã ban tặng cho con người
Đối với ngày nay, cả trong lí luận cũng như thực tiễn, pháp luật tiếp cận theo pháp luật thực định, và tiếp thu pháp luật tự nhiên. Pháp luật được nhà nước ban hàng phải phù hơp với thực tiễn khách quan, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của đời sống,. Pháp luật phải dựa vào công lý, phù hợp vưới con người.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách hủy hóa đơn điện tử chưa sử dụng đúng quy định
3. Đặc điểm chung của pháp luật
Các đặc điểm cơ bản của Pháp luật bao gồm:
- Là một hệ thống các quy tắc xử sự đúng đắn, mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ
- Thể hiện ý chí của Nhà Nước nhằm mang đến một xã hội tốt đẹp hơn
- Được cơ quan nhà nước có thẩm định ban hành, thừa nhận, đảm bảo phảo thực hiện
- Mang tính quy phạm phổ biến trong toàn xã hội không chỉ riêng một cá nhân
- Pháp luật có hình thức chặt chẽ về cả hình thức và trên văn bản
- Được thể hiện dưới hình thức cụ thể, nhất định như: pháp luật tập quán, pháp luậy án lệ, văn bân quy phạm pháp luật…
- Nhà nước có thể dùng những biện pháp cưỡng chế để pháp luật được thực hiện
4. Vai trò của pháp luật
Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống xã hội:
- Đối với nhà nước: pháp luật là công cụ để quản lý chặt chẽ, nghiêm túc các vấn đề trong xã hội bắt buộc tất cả mọi người phải tuân thủ. Nếu không chấp hành sẽ có hình phạt riêng tùy vào từng hàng vi vi phạm
- Đối vưới công dân: Pháp luật là phương tiện để mọi người thực hiện, là nghĩa vụ và lợi ích của mình.
- Đối với toàn xã hội: Là vai trò phải thực hiện để đảm bảo được mọi việc trong xã hội được tốt đẹp nhất.

5. Ví dụ về pháp luật
Ví dụ 1: Pháp luật quy định mọi người không được phép tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép ma túy. Tất cả người dân phải tuân thủ quy định này không sẽ bị xử phạt theo hình phạt của pháp luật quy định cụ thể.
Ví dụ 2: Pháp luật hình sự nghiêm cấm các hành vi bạo lực gia đình, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của người khác (tội hiếp dâm), nếu vi phạm sẽ bị phạt tù theo quy định của pháp luật cụ thể.
Ví dụ 3: Luật hôn nhân và gia đình quy đình cấm con cái ngược đãi cha mẹ. Nếu vi phạm sẽ phải chịu hình phạt của quy định pháp luật.
Pháp luật mang bản chất giai cấp nào?
Pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện nên pháp luật mang bản chất giai cấp.
Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của các kiểu pháp luật nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện, đặc trưng riêng.
Pháp luật tư sản: Nhân dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ nhưng về cơ bản vẫn thực hiện ý chí, phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản;
Pháp luật xã hội chủ nghĩa: Mang bản chất của giai cấp công nhân, đại diện là Nhà nước của nhân dân lao động.
Xem thêm: Thuế VAT là gì? Những điều cần biết về thuế giá trị gia tăng
Hy vọng qua bài viết Vinaser đã chia sẻ bạn đã hiểu hơn về pháp luật là gì? Nếu còn thắc mắc nào hãy để lại dưới bình luận để được hỗ trợ nhé!
Tin mới nhất
Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào theo Bộ luật Dân sự?
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trong việc điều khiển phương tiện
Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại trái phiếu doanh nghiệp
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì? Bị xử phạt như thế nào?
Hướng dẫn cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng đơn giản
Cách đặt tên công ty đúng luật
Tranh chấp đất đai – Giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật hiện hành
Lừa đảo trên mạng bị xử phạt như thế nào?
Xe và đánh giá