Vốn điều lệ là gì? Tất tần tật kiến thức cần biết về vốn điều lệ

Rate this post

Vốn điều lệ là gì? Đóng vai trò như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Luật Doanh nghiệp đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty, doanh nghiệp. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

Vốn điều lệ là gì
Vốn điều lệ là gì

Xem thêm: Thuế môn bài 2021: Ai phải nộp, nộp bao nhiêu?

Vai trò của vốn điều lệ

Trong doanh nghiệp, vốn điều lệ đóng một số vai trò sau:

  • Là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

  • Là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Vì vậy, vốn điều lệ càng cao, thì độ tin cậy của khách hàng, đối tác với doanh nghiệp càng lớn.

Vốn điều lệ có cần chứng minh không?

Theo pháp luật Việt Nam không có quy định yêu cầu các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam phải chứng minh vốn điều lệ khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư hay Cơ quan thuế cũng không kiểm tra tiến độ góp vốn của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải góp đủ số vốn đã đăng ký trong thời hạn quy định và nếu phát sinh vấn đề hoặc xảy ra rủi ro thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đã đăng ký.

Đặc điểm của vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty cổ phần

Theo điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020: “Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong điều lệ công ty”. Như vậy, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký sẽ là vốn điều lệ khi các cổ đông góp đủ vốn trong thời hạn góp vốn.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau.

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được các cổ đông đăng ký mua và thanh toán đủ cho công ty.

Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Xem thêm: Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là ai? 

Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 47 của Luật này.

Đặc điểm của vốn điều lệ
Đặc điểm của vốn điều lệ

Thời hạn góp vốn điều lệ là khi nào?

Chủ sở hữu/thành viên/cổ đông phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Trong một số trường hợp, nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, thì:

  • Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
  • Công ty cổ phần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này đồng thời phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ.

Doanh nghiệp nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp trọn gói, giá rẻ

Ngoại trừ các ngành, nghề đầu tư kinh doanh yêu cầu mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Việc để mức vốn điều lệ bao nhiêu không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ liên quan tới mức thuế (lệ phí) môn bài doanh nghiệp phải đóng, cụ thể:

LOẠI HÌNH TỔ CHỨC VÀ VỐNTIỀN THUẾ PHẢI NỘP
Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng3.000.000 đồng/năm
Doanh nghiệp/tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác1.000.000 đồng/năm

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng vốn điều lệ chính là sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Do đó:

  • Nếu vốn điều lệ thấp/quá thấp thì sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống, khó tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác trong kinh doanh. Đặc biệt, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng thì với số vốn điều lệ quá thấp thì có thể sẽ làm cho ngân hàng cảm thấy không tin tưởng để cho vay số vốn vượt ngoài khả năng và vượt ngoài vốn điều lệ của doanh nghiệp;
  • Nếu vốn điều lệ cao/quá cao thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và nguy cơ rủi ro cũng cao nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với các khách hàng, đối tác hơn, đặc biệt là trong các hoạt động đấu thầu.
Doanh nghiệp nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp
Doanh nghiệp nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp

Tăng vốn điều lệ thì dễ, nhưng giảm vốn điều lệ thì khó. Vì thế tùy thuộc vào năng lực tài chính, phương hướng hoạt động và quy mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp nên để số vốn điều lệ ở mức vừa phải và đủ khả năng của mình. Đến khi việc kinh doanh của công ty bắt đầu đi vào hoạt động ổn định hơn, và có dấu hiệu phát triển đi lên thì lúc đó sẽ tiến hành việc tăng vốn điều lệ cho công ty.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về vốn điều lệ là gì. Theo dõi https://vinaser.vn/ để không bỏ lỡ thông tin hữu ích nào khác nhé!

Bài viết liên quan

  • giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm của khách hàng được Vinaser hỗ trợ

    Điều kiện để được giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm nhanh chóng 2024

    12/04/2024

    Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc in ấn và xuất bản các loại ấn phẩm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải thông tin, tri thức và văn hóa đến với công chúng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chất lượng và tính pháp lý cho các

  • Khái niệm sổ đỏ và sổ hồng.

    Tật tần tật về làm sổ đỏ/ làm sổ hồng mới nhất 2024

    04/04/2024

    Đối với bất kỳ ai đang có nhu cầu sở hữu một ngôi nhà hay bất động sản nào khác, việc làm sổ đỏ (sổ hữu quyền sử dụng đất) là một quy trình quan trọng không thể bỏ qua. Sổ đỏ là giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng

  • Quy định về đổi giấy phép lái xe

    Hướng dẫn làm thủ tục đổi bằng lái xe chuẩn nhất 2024

    25/03/2024

    Bằng lái xe của bạn sấp hết thời hạn? bạn đang tìm hiểu về thủ tục đổi bằng lái xe hiện nay năm 2024 ? mà không muốn phải thi sát hạch lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm thủ tục, cùng với các quy định đăng ký

  • Các loại phí khi sử dụng xe Ô Tô

    Chi phí nuôi xe ô tô ở Việt Nam năm 2024 là bao nhiêu?

    23/03/2024

    Khi mua xe Ô tô ngoài khoản tiền cần phải trả để mang xe về nhà, thì chi phí sử dụng xe cũng là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm. Thu nhập bao nhiều thì có thể mua một chiếc xe ô tố?, các chi phí phát sinh trong quá trình sử

  • Ai được hưởng chế độ thai sản khi sinh con

    Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền thai sản khi sinh con năm 2024

    07/03/2024

    Đón một thiên thần nhỏ chào đời là niềm hạnh phúc lớn lao với bất cứ gia đình nào. Tuy nhiên, kèm theo niềm vui ấy cũng là những lo toan, chi phí lớn mà các bậc làm cha mẹ phải gánh vác. Chính vì vậy, chế độ thai sản được xem là một phần

  • Thủ tục xin cấp giấy phép vào tuyến phố cấm Hà Nội

    Dịch vụ xin cấp giấy phép năm 2024 vào phố cấm Hà Nội nhanh nhất có thể

    06/03/2024

    Nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn giao thông tại một số tuyến phố nhất định trên địa bàn TP.Hà Nội, thì cơ quan chức năng đã có những hạn chế về thời gian và phạm vi hoạt động của một số loại phương tiện giao thông nhất định. Và để tránh

  • Vinaser - Đơn vị cấp phép kinh doanh vận tải tại Quảng Ninh

    Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vận tải tại Quảng Ninh

    20/01/2024

    Để bắt kịp xu hướng của ngành kinh doanh vận tải đang lên tại Quảng Ninh thì xin giấy phép hoạt động kinh doanh là không thể thiếu. Vinaser sẵn sàng hỗ trợ bạn xin giấy phép kinh doanh vận tải tại Quảng Ninh chỉ trong 5 ngày và với mức giá vô cùng phải

  • Sở GTVT TP Hải Phòng

    Dịch vụ cấp giấy phép kinh doanh vận tải tại Hải Phòng

    20/01/2024

    Ở Vinaser, chúng tôi hỗ trợ làm giấy phép kinh doanh vận tải tại Hải Phòng uy tín và nhanh chóng hàng đầu hiện nay cho mọi cá nhân và doanh nghiệp. Chỉ sau 4 ngày làm việc là giấy phép sẽ về tay các bạn với mức giá vô cùng phải chăng. Gọi ngay