Pháp nhân là gì? Pháp nhân trong tiếng Anh là từ gì? điều kiện để có tư cách pháp nhân là như thế nào? cùng một số quy định liên quan tới pháp nhân sẽ được Vinaser chia sẻ chi tiết ở bài viết dươi đây. Theo dõi bài viết để biết thêm thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm: Cách phân biệt bằng lái xe giả và thật mới nhất 2022
Pháp nhân là gì?
Khái niệm pháp nhận được quy định tại điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Tuy không quy định cụ thể về khái niệm, nhưng qua các điều kiện thì có thể đưa ra một khái niệm cơ bản của pháp nhân. Cụ thể:

Pháp nhân là một tổ chức, một chủ thể pháp luật có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội,… theo quy định của pháp luật đề ra. Đây là một khái niệm trong luật học được dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân) và các tổ chức khác.
Khi môt tổ chức có tư các pháp nhân thì tổ chức đó có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà pháp luật đã quy định.
Pháp nhân tiếng Anh là gì?
Pháp nhân có tên tiếng Anh là: Legal person
Đặc điểm của Pháp nhân:
Dựa vào khái niệm về pháp nhân và quy định của Bộ luật dân sự về những đặc điểm để 1 tổ chức được công nhận là pháp nhân. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của pháp nhân:
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật:
Pháp nhân được thành lập theo mong muốn của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai, gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.

Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt. Tên này phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự
Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận bảo vệ
Trụ sở của pháp nhân đó là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở thì pháp nhận đó phải công bố công khai.
Cơ quan điều hành, cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Pháp nhân phải có điều lệ hoạt động rõ ràng. Điều lele của pháp nhân đó do các sáng lập viên xây dựng, nếu pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì điều lệ do cơ quan nhà nước đã thành lập chuẩn y.
Pháp nhân phải có cơ quan điều hành cụ thể gồm: Các bộ phận, phòng ban được phân chia cụ thể, phân công chức nâng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, phòng ban được quy định rõ tại các điều lệ hoặc trong quyết định thành lập.
Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với tài sản
Pháp nhân có tài sản độc lập sẽ được pháp luật công nhận và bảo vệ. Do đó, pháp nhân có toàn quyền sử dụng những tài sản này mà lại không chịu sự chi phối, kiểm soát của bất kỳ ai. Tài sản này hoàn toàn tách biệt với tài sản của các thành viên.

Chính bởi có sự phân tách rõ ràng này, nên tài sản của pháp nhân độc lập và được bảo vệ trước những khoản nợ của chủ sở hữu. Đồng thời, tài sản chủ sở hữu cũng độc lập và được bảo vệ trước các khoản nợ của pháp nhân. Đây là đặc điểm rõ ràng nhất để phân biệt giữa pháp nhân với cá nhân.
Có quyền nhân danh tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập:
Một pháp nhân có thế có nhiều người đại diện theo pháp luật để nhân danh pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật. Người đại diện này do các sáng lập viên bầu chọn, nếu pháp nhân được thành lập bởi cơ quan nhà nước thì do các cơ quan nhà nước chỉ định, bổ nhiệm. Trong một số trường hợp như tố tụng tại Tòa án thì người đại diện có thể do Tòa án chỉ định.
Nếu người đại diện theo pháp luật bị bắt giam, bỏ tù, bị chết hoặc không còn khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tiếp tục hoạt động. Điều này thể hiện tính độc lập tính độc lập của pháp nhân sẽ rất rõ ràng, pháp nhận không bị phụ thuộc vào bất cứ một cá nhân nào.
Pháp nhân sẽ có con dấu riêng do chính người đại diện quản lý và sử dụng. Con dấu pháp nhân sẽ có giá trị xác nhận tính pháp lý của văn bản, tài liệu do pháp nhân đó ban hành.
Điều kiện để có tư cách pháp nhân:
Điều kiện để có tư cách pháp nhân được quy định rõ tại điều 74 Bộ luật Dân sự 2015. Một tổ chức được công nhân có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Phân tích các điều kiện trên:
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật
Theo định nghĩa, pháp nhân không phải là một người(một cá nhân) mà là phải là một tổ chức. Tổ chức này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép được thành lập. Vậy nên, tổ chức đó được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập.
Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ:
Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, một tổ chức khi muốn trở thành pháp nhân cần phải có điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân. Trong điều lệ và quyết định thành lập phải có quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân.
Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình:
Pháp nhân là tổ chức độc lập với cá nhân để xác lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của nó, nên bắt buộc phải có tài sản độc lập. Có tài sản độc lập thì mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối vói các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó xác lập.
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập:
Tổ chức có thể nhân danh để tham gia quan hệ pháp luật môt cách độc lập là một trong những điều kiện quan trọng để có tư cách pháp nhân
Vì pháp nhân đso là một tổ chức độc lập, được quyền giao dịch, xác lập quyền và nghĩa vụ nên bắt buộc nó có thể tự nhân danh chính mình.
Pháp nhân có quyền nhân danh mình tham giao vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện theo pháp luật.
Phân loại Pháp nhân:
Theo luật của một số nước trên thế giới: Theo truyền thống, các nước thường sẽ có phân biệt giữa pháp nhân công pháp và pháp nhân tư pháp để áp dụng luật công và luật tư tương ứng. Việc phân biệt như vậy sẽ dẫn đến hàng loạt các hệ quả khác nhau trong việc quy định về thành lập và quản lý pháp nhân.
Tại Việt Nam, tuy pháp luật không thể hiện rõ quan diểm phân loại pháp nhân thành Công pháp và Tư pháp, nhưng những quy định của pháp luật cũng cho thấy rằng các nhà làm luật đã gián tiêp thu nhận cách phân loại phổ biến này.
Pháp nhân thương mại:

- Là loại pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận được phân chia cho các thành viên
- Pháp nhân thương mại gồm các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Luật doanh nghiệp và quy định khác nhau của pháp luật có liên quan
Pháp nhân phi thương mại:
Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuật; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
Pháp nhân phi thương mại gồm các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghệ nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tin mới nhất
Thủ tục cấp giấy phép an ninh trật tự mới nhất
Mức phạt không có hồ sơ phương án về PCCC là bao nhiêu?
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự năm 2022
Đối tượng chịu thuế gtgt là ai?
Quy chuẩn 06/2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu?
Lỗi thay đổi kết cấu xe bị xử phạt thế nào? Quy định mới nhất
Xử phạt nồng độ cồn khi lái xe năm 2022
Xe và đánh giá