Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định, xử phạt thế nào? Hãy cùng giải đáp câu hỏi trên qua bài viết sau nhé.
1. Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể như sau:
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt hoặc bị người phạm tội chiếm giữ thì đây là hành vi giữ lại tài sản thay vì phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào các thông tin của người phạm tội nên đã nhận nhầm tài sản (nhận sai, nhận thiếu) hoặc không nhận.
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt vẫn trong chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức chiếm đoạt này được coi là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối.

2. Quy định về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy bộ luật Hình sự năm 2015, các đối tượng có hành vi lừa dối chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng thì sẽ được ghép vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu nằm trong những trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh và an toàn xã hội;
- Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản trộm cắp là đồ thờ cúng, kỷ vật, di vật có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại;
- Đã từng bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc các tội quy định tại: Điều 168 về tội cướp tài sản; Điều 169 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Điều 170 về tội cưỡng đoạt tài sản; Điều 171 về tội cướp giật tài sản; Điều 172 về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Điều 174 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Điều 175 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Điều 290 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử phạt thế nào?
Tùy vào mức độ phạm tội, pháp luật sẽ quy định mức xử phạt hành chính hoặc hình sự, cụ thể như sau:
Xử lý hành chính
Hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, với mức phạt tiền lên đến 2.000.000 đồng, ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Cụ thể:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.
|
Xem thêm: Thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô bao gồm những gì? Mất thời gian bao lâu?

Xử lý luật hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị xử lý hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, với khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hình phạt tù cao nhất lên đến tù chung thân. Cụ thể:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
|
Trên đây là quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ ích. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé.
Tin mới nhất
Thủ tục cấp giấy phép an ninh trật tự mới nhất
Mức phạt không có hồ sơ phương án về PCCC là bao nhiêu?
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự năm 2022
Đối tượng chịu thuế gtgt là ai?
Quy chuẩn 06/2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu?
Lỗi thay đổi kết cấu xe bị xử phạt thế nào? Quy định mới nhất
Xử phạt nồng độ cồn khi lái xe năm 2022
Xe và đánh giá