Nếu như bạn đang muốn biết Tài sản là gì và quyền sở hữu tài sản là như nào thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Vinaser sẽ giải đáp chi tiết cho bạn các khái niệm mà bạn cần biết cũng như phân loại các loại tài sản mà 1 người có thể sở hữu. Cùng theo dõi chi tiết ở dưới nhé!
Khái niệm về “Tài sản là gì”?
Trong Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định về tái sản như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản.” và “Tài sản có thể bao gồm cả tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.” (Điều 105).
Theo như luật thì sẽ có 2 loại tài sản là Tài sản hiện có và Tài sản hiện hình trong tương lai. Cụ thể thì chúng là:
- Tài sản hiện có là loại tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu cùng quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
- Tài sản được hình thành trong tương lai là loại tài sản chưa được hình thành. Hoặc tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch (Điều 108). Từ quy định này dẫn đến các bên có thể xác lập giao dịch dân sự trong đó có mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Xem thêm : Lỗi quá hạn đăng kiểm: Bị phạt nặng, thậm chí tịch thu bằng
Phân loại tài sản dựa theo Bộ luật Dân sự năm 2015
Bộ luật Dân sự 2015 phân loại tài sản dựa trên một số tiêu chí quan trọng:
I. Tài sản là “vật”:
- Vật chính và vật phụ:
- Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
- Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
- Vật chia được và vật không chia được:
- Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
- Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
- Vật tiêu hao và vật không tiêu hao:
- Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
- Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
- Vật cùng loại và vật đặc định:
- Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
- Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
- Vật đồng bộ: Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
II. Tài sản là “tiền”: Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
III. Tài sản là “giấy tờ có giá”: Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác. Các loại giấy tờ có giá bao gồm hối phiếu đòi nợ, trái phiếu Chính phủ, chứng khoán và nhiều loại khác.
IV. Tài sản là “quyền tài sản”: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Động sản và bất động sản có phải tài sản không?
Dựa theo Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015, bất động sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Động sản là những loại tài sản không phải là bất động sản. Bạn có thể hiểu đơn giản là cái gì không phải BĐS thì là động sản và ngược lại. Các loại hình trên đều được liệt kê là 1 loại tài sản và có quyền sở hữu tài sản của chúng
2 loại này đều được quy định vào là tải sản. Chúng đều có thể được sở hữu, sử dụng và thuộc về 1 đối tượng nào đó.
Quyền sở hữu tài sản là gì?
Theo Điều 158, Bộ luật Dân sự (năm 2015): Quyền sở hữu là bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
– Theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu tài sản được hiểu là quyền cơ bản của con người, được pháp luật bảo vệ đối với những tài sản được pháp luật ghi nhận quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt tài sản đó.
– Theo nghĩa hẹp: Quyền sở hữu tài sản được hiểu là phạm vi công nhận của pháp luật đối với các tài sản của chủ thể có quyền một trong các quyền năng, đó là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Nói cách khác, chính là phạm vi quyền mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện đối với một tài sản nhất định.
Quyền sở hữu tài sản cho phép chủ sở hữu có quyền kiểm soát và sử dụng tài sản theo ý muốn, cũng như hưởng lợi từ nó một cách hợp pháp. Chủ sở hữu có thể sử dụng tài sản để kinh doanh, cho thuê, bán, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp hoặc làm bất kỳ hành động pháp lý nào khác liên quan đến tài sản. Quyền sở hữu tài sản cũng bảo vệ chủ sở hữu khỏi việc xâm phạm, vi phạm hoặc việc sử dụng trái phép tài sản của người khác.
Quyền sở hữu gồm những quyền nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.”
- Quyền chiếm hữu: là quyền của một cá nhân hoặc tổ chức để sở hữu và sử dụng tài sản một cách độc lập và tự do, trong phạm vi được quy định bởi pháp luật.
- Quyền sử dụng: là quyền được sử dụng, khai thác và tận dụng một tài sản cụ thể. Nó liên quan đến khả năng và quyền hạn của một người hoặc tổ chức để tận hưởng lợi ích và sử dụng tài sản một cách hợp pháp.
- Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản và từ bỏ quyền sở hữu, sử dụng hoặc tiêu hủy tài sản.
Những quy định về hình thức sở hữu tài sản
Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận 3 hình thức sở hữu đó là:
- Sở hữu toàn dân: Bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Chính phủ thống nhất quản lý và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân;
- Sở hữu riêng: là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân; tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
- Sở hữu chung: là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản; sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Xem thêm : Làm thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì? Nộp ở đâu?
Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về quyền sở hữu tài sản của mình và người khác. Với những thông tin trên đây thì chúng tôi mong rằng có thể cung cấp thêm nhiều thông tin có ích tới quý vị. Nếu như vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thì xin hãy liên hệ tới hotline của Vinaser: 0889273888.
Tin mới nhất
Cấp giấy phép kinh doanh vận tải Ô tô mới 2024
Dịch vụ cấp phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Trung Quốc
[Mới nhất] Phân luồng giao thông trong thời gian lễ Quốc Tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Lớp cấp chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải mới 2024
Quy định về cấp chứng chỉ người điều hành vận tải mới nhất 2024
Các tuyến đường cấm ô tô ở Hà Nội cập nhật mới nhất 2024
Dịch vụ xin cấp giấy phép liên vận Việt Lào uy tín – nhanh chóng
Hướng dẫn Dịch vụ cấp giấy phép liên vận Việt – Campuchia
Xe và đánh giá