Sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông là điều không hiếm gặp ở nước ta. Nếu vi phạm nồng độ cồn xe máy và các phương tiện khác thì bị xử phạt thế nào? Hãy cùng giải đáp vấn đề trên qua bài viết sau nhé.
1. Nồng độ cồn là gì?
Nồng độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
Khi điều khiển giao thông, những người sử dụng cồn sẽ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, mất khả năng xác định được phương hướng, từ đó làm người điều khiển dễ gây ra tai nạn.
2. Các cách xác định nồng độ cồn
Hiện nay có 2 cách xác định nồng độ cồn, đó là nồng độ cồn trong máu và trong khí thở. Cách xác định như sau.

2.1. Xác định nồng độ cồn trong máu
Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:(10W*R).
Trong đó:
- A là đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%).
- W là cân nặng.
- R là hằng số hấp thu rượu theo giới tính. Trong đó, R = 0,7 với nam, R = 0,6 đối với nữ.
Xem thêm: Hướng dẫn xin cấp giấy phép liên vận Việt – Trung.
2.2. Xác định nồng độ cồn trong khí thở
Đây là cách xác định nồng độ cồn thường được Cảnh sát Giao thông sử dụng. Theo đó, để đo nồng độ cồn thì Cảnh sát Giao thông sẽ sử dụng máy đo. Cách xác định như sau:
Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210
3. Máy đo nồng độ cồn như thế nào là đúng quy định?
Máy đo nồng độ cồn có chức năng xác định độ cồn trong hơi thở. Theo quy định, máy đo nồng độ cồn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tem kiểm định.
- Dấu kiểm định.
- Giấy chứng nhận kiểm định do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Quy định pháp luật cho phép máy có thể sai số 0.020 mg/l hoặc 0.004% BAC với kiểm định ban đầu; hoặc 0.032 mg/l hoặc 0.006% BAC với kiểm định định kỳ.
Máy đo nồng độ cồn sẽ được kiểm định 1 năm 1 lần.
4. Xử phạt khi vượt quá mức nồng độ cồn cho phép
4.1. Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu điều khiển xe máy mà vượt quá nồng độ cồn cho phép thì xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

4.2. Mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm như sau:
- “Phạt” tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không CHẤP HÀNH yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
4.3. Xử phạt vi phạm nồng độ cồn với xe đạp, xe đạp máy và các phương tiện thô sơ khác
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ cách xử phạt đối với trường hợp vi phạm nồng độ cồn xe máy. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để Vinaser giải đáp nhé.
Tin mới nhất
Thủ tục cấp giấy phép an ninh trật tự mới nhất
Mức phạt không có hồ sơ phương án về PCCC là bao nhiêu?
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự năm 2022
Đối tượng chịu thuế gtgt là ai?
Quy chuẩn 06/2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu?
Lỗi thay đổi kết cấu xe bị xử phạt thế nào? Quy định mới nhất
Xử phạt nồng độ cồn khi lái xe năm 2022
Xe và đánh giá