Mỗi cá thể khi đăng ký kinh doanh hay thành lập công ty, đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì sẽ có số đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ khái niệm về số đăng ký kinh doanh trong thực tiễn hoạt động của công ty hiện nay. Để hiểu rõ mời bạn theo dõi bài viết sau đây nhé!
Số đăng ký kinh doanh là gì?
Số đăng ký kinh doanh là mã số doanh nghiệp hoặc là mã số của hộ đăng ký kinh doanh. Khi cá nhân, tổ chức muốn hoạt động đầu tư kinh doanh thì theo quy định pháp luật phải đăng ký kinh doanh trước, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì mới được phép hoạt động.
Xem thêm: Thành lập công ty – điều kiện thành lập công ty theo quy định?
Mã số kinh doanh được quy định tại Điều 29 của Luật doanh nghiệp 2020:
- Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
- Số đăng ký kinh doanh được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.
Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức doanh nghiệp/ công ty khi đăng ký kinh doanh thành lập công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có mã số doanh nghiệp.
Còn khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể khi thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể và có mã số hộ kinh doanh (mã số này được gọi là số giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh).
Về cơ bản thì số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ và số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ số giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bây giờ có thể hiểu là giống nhau.

Mã số hộ kinh doanh Điều 3 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo cấu trúc sau:
- a) Mã cấp tỉnh: 02 ký tự, theo Phụ lục VII-2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- b) Mã cấp huyện: 01 ký tự, theo Phụ lục VII-2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- c) Mã loại hình: 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh;
- d) Số thứ tự hộ kinh doanh: 06 ký tự, từ 000001 đến 999999.
2.Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập mới sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.
3.Trường hợp tách quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, đơn vị bị tách giữ nguyên mã chữ cũ và đơn vị được tách được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.
4.Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư mã mới của cấp huyện được thành lập mới hoặc được tách.
Đối với đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc đăng ký kinh doanh thành lập công ty tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có số đăng ký kinh doanh tương ứng. Có thể hiểu rằng số đăng ký kinh doanh chính là số được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh khi thành lập.
Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp trọn gói, giá rẻ
Số đăng ký kinh doanh có ý nghĩa gì?
- Là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập thành công và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Số đăng ký kinh doanh có một mã số duy nhất, không trùng nhau và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, Số đăng ký kinh doanh cũng sẽ chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.
- Được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính, quyền, nghĩa vụ khác.
- Số đăng ký kinh doanh cũng là mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động, được sử dụng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.

Công dụng đặc biệt của Số đăng ký kinh doanh
- Hỗ trợ việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng hơn. Vì mã số doanh nghiệp nghiệp cũng là mã số thuế trong suốt thời gian hoạt động. Nó được dùng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động, được dùng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
- Giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp/ hộ kinh doanh diễn ra dễ dàng hơn.
- Số đăng ký kinh doanh giúp các chủ thể có quan tâm đến doanh nghiệp/ hộ kinh doanh có thể tiến hành tra cứu thông tin cơ bản về doanh nghiệp/ hộ kinh doanh đó (như tên người đại diện theo pháp luật, lĩnh vực kinh doanh, ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, tình trạng còn hoạt động kinh doanh hay không,…) khi biết mã số doanh nghiệp/ mã số hộ kinh doanh.

Mọi thắc mắc về số đăng ký kinh doanh vui lòng để lại phía dưới bình luận để được Vinaser hỗ trợ ngay nhé!
Tin mới nhất
Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào theo Bộ luật Dân sự?
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trong việc điều khiển phương tiện
Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại trái phiếu doanh nghiệp
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì? Bị xử phạt như thế nào?
Hướng dẫn cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng đơn giản
Cách đặt tên công ty đúng luật
Tranh chấp đất đai – Giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật hiện hành
Lừa đảo trên mạng bị xử phạt như thế nào?
Xe và đánh giá